Tối ưu hóa bảng cắt là việc làm bắt buộc để giảm thiểu tối đa hao hụt vật tư, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả. Khi làm riêng lẻ với khối lượng ít thì thợ theo kinh nghiệm sẽ dễ dàng tính toán được làm sao cho ít hao hụt nhôm, sắt, inox hay hao hụt kính, ván nhất. Nhưng với khối lượng công việc nhiều và nhiều số đo thì lúc này phần mềm tối ưu bảng cắt sẽ giúp ích rất nhiều so với tính tay.
Hôm nay phanmemnhomkinh.com sẽ giới thiệu cho chúng ta 1 phần mềm khá hay dành cho phối cắt nhôm kính sao cho tối ưu nhất.
1. Cách tối ưu bảng cắt nhôm, cắt kính
Cutting Optimization Pro có 2 chức năng là tối ưu cắt thanh và tối ưu cắt tấm, vì vậy không riêng gì nhôm, kính mà với vật liệu dạng thanh, tấm như sắt, inox, thì ván, tấm alu đều sử dụng được.
Để tối ưu cắt nhôm, chúng ta phải thiết lập quy cách và số lượng thanh nhôm.
Bước 1: Tại STOCK chúng ta bấm Add rồi nhập chiều dài thanh chuẩn vào, có thể là 6000, 5800 hoặc nếu đang tồn kho thực tế chiều dài ngắn hơn thì hãy nhập vào cột Length (chiều dài). Qua cột Material chúng ta nhập loại vật liệu vào và không có dấu. Với cột Quantily (số lượng) do được hiểu là kho nên hãy nhập số lớn lên. Qua cột Label là nhãn, và Price là giá chúng ta có thể nhập hoặc bỏ qua.
Khi cần xóa giá trị nào thì chọn dòng đó và bấm Delete.
Bước 2: Chúng ta khai báo quy cách vật liệu cần tối ưu tại mục DEMAND với các thông số quan trọng nhất tại Length, Width, Quantily và chọn loại vật liệu ở Material. Để bắt đầu khai báo hãy bấm Add rồi nhập kích thước vào. Bước này chúng ta có thể lấy các giá trị ngang, cao, số lượng từ file Excel rồi dán vào chứ không cần phải nhập thủ công từng dòng.
Để tránh lỗi phần mềm không chạy được, hãy nhớ đặt số lượng tồn kho ở Stock lớn và điền đầy đủ các thông số theo yêu cầu. Với dạng thanh thì không có chiều rộng mà chỉ có chiều dài.Bước 3: Chúng ta bắt đầu tính toán tối ưu nhôm, kính bằng cách bấm Start và chờ trong giây lát để phần mềm xử lý.
Kết quả sẽ được chia riêng từng sheet và hiển thị ngay bên dưới chữ Start.
– Bảng cắt tấm: là các sheet được đánh số Sheet1, Sheet2,…
– Số lượng tấm thành phẩm: sheet Statictics 2D.
– Bảng cắt thanh: Graphic 1D.
Trong từng sheet sẽ thể hiện chi tiết cắt với phần sử dụng, hao hụt và đường cắt.
Nếu đánh dấu vào Show size of the wastes thì bảng kích thước cũng sẽ hiện ra cho chúng ta.
Bảng cắt thanh sẽ hiển thị ở mục Graphic 1D và tương tự, lựa chọn Show size of the wastes sẽ hiển thị kích thước hao hụt còn lại cho chúng ta.
2. Lấy và xuất kết quả tối ưu
Khi kết quả hiện ra, nếu chúng ta không xác nhận thì sẽ bị mất đi, vì vậy nếu không có điều chỉnh nào thì chúng ta bấm Accept để xác nhận.
Chúng ta có thể lưu toàn bộ hình ảnh cắt bằng cách bấm Save > Save all images.
Để xuất các kết quả ra Word hay Excel thì chúng ta chọn Statistic 1D rồi xem trong từng sheet, cần xuất sheet nào ra, hãy bấm vào biểu tượng Word/ Excel.
Các bạn tải chương trình theo link bên dưới và giải nén rồi sử dụng mà không cần cài đặt.
Nhìn chung, chưa phải là phần mềm có thuật toán tốt nhất nhưng với quy mô không lớn thì đây là lựa chọn tốt. Khi có nhu cầu cao hơn chúng ta có thể tìm Opty-Way, Perfect Cut.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết, các bạn hãy để lại comment tại đây.
Update: Hiện phần mềm đã có phiên bản tiếng Việt rồi các bạn hãy xem bài viết tại https://phanmemnhomkinh.com/cutting-optimization-pro-phan-mem-toi-uu-cat-tieng-viet-day-hieu-nang/